Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 109
Tháng 01 : 544
Năm 2025 : 544
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

BÀI TUYÊN TRUYỀN BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG

 

BÀI TUYÊN TRUYỀN

BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG

 

                                                                            

 

1. Đặc điểm dịch tễ Sốt xuất huyết:

          Dịch bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây truyền bởi muỗi vằn. Bệnh thường bùng phát vào mùa hè tại những vùng có vệ sinh môi trường kém, nhiều ao nước đọng. Đây là môi trường thuận lợi cho muỗi sinh sản và đi đốt người, gây lây nhiễm virus Dengue (Đanh gơ). Trước đây, sốt xuất huyết thường gặp ở trẻ em nhưng hiện tại, rất nhiều người lớn cũng mắc bệnh và tỷ lệ tử vong khá cao. Bệnh hiện nay chưa có vaccin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu, những trường hợp nặng điều trị hạ sốt, truyền dịch và chống sốc tích cực. Những trường hợp nhiễm bệnh nhẹ có thể tự khỏi sau một tuần.

2. Sốt xuất huyết Dengue là gì ?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Nguyên nhân lây lan bệnh là do muỗi vằn có tên là Aedes aegypti truyền virus Dengue từ người bệnh sang người lành qua vết đốt và có thể gây thành dịch. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát dịch lớn vào mùa hè. Muỗi thường đậu ở quần áo, chăn, màn trong nhà. Muỗi vằn hoạt động hút máu vào ban ngày, cao nhất là vào sáng sớm và chiều tối.

Vòng đời của muỗi vằn trải qua 4 giai đoạn: Trứng, bọ gậy, lăng quăng, muỗi trưởng thành.

3. Biểu hiện lâm sàng của bệnh :

- Sốt cao đột ngột 39 - 40 độ C, liên tục kéo dài từ 2-7 ngày, khó hạ sốt

- Đau đầu, đau hốc mắt, đau nhức các cơ, khớp

- Chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn, đau bụng, buồn nôn

- Nổi ban và dấu hiêu xuất huyết. Chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam, vết bầm tím chỗ tiêm, tiểu ít, nôn ra máu, đi ngoài phân đen....

4. Cách chăm sóc người mắc sốt xuất huyết:

          - Nếu sốt cao từ 390C trở lên, nới lỏng quần áo và lau mát bằng nước ấm, cho uống thuốc hạ nhiệt là Paracetamol, tuyệt đối không được dùng thuốc Aspirin

          - Uống nhiều nước, Dung dịch Oresol, nước trái cây...

          - Dinh dưỡng: Ăn thức ăn lỏng dễ tiêu (Cháo, súp, sữa, thực phẩm giàu Vitamin C)

          - Người bị SXH hoặc nghi ngờ mắc bệnh phải nằm trong màn, tránh muỗi đốt để không lây sang người khác.

          - Theo dõi hàng ngày các triệu chứng cho đến khi hết sốt 2 ngày.

5. Cách phòng chống bệnh SXH :

Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vaccin phòng bệnh cách duy nhất là loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách:

          - Thả cá vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại...) để diệt loăng quăng/bọ gậy.

          - Thường xuyên cọ, rửa bể, thùng, súc rửa lu, chum vại, phi... dụng cụ chứa nước, dùng bàn chải cọ sát để loại bỏ trứng muỗi bám vào thành dụng cụ, đậy nắp không cho muỗi vào đẻ trứng.

          - Bỏ muối hoặc dầu vào bát kê chân chạn/tủ đựng chén bát… ; thường xuyên thay nước ở các lọ hoa, chậu cây cảnh... ít nhất một lần trong một tuần.

          - Thu dọn rác (chai, lọ, bát, lu vỡ, vỏ hộp nhựa, lốp xe hỏng, vỏ gáo dừa...)

          - Dọn dẹp vệ sinh xung quanh nhà sạch sẽ.

Phòng chống muỗi đốt :

          - Mặc áo dài tay

          - Ngủ màn kể cả ban ngày

- Phát quang bụi rậm để không cho muỗi có nơi trú ẩn.

          - Liên hệ y tế cơ sở để tiến hành phun hóa chất chủ động để phòng, chống bệnh Sốt xuất huyết.

KHÔNG CÓ BỌ GẬY, KHÔNG CÓ SỐT XUẤT HUYẾT !

 

                                                              

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Video Clip
Văn bản mới
Tài liệu mới