Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 4
Tháng 01 : 571
Năm 2025 : 571
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

BIÊN BẢN RÀ SOÁT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ TRƯỜNG NĂM 2019

UBND HUYỆN VĂN GIANG                                                                      CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG TH&THCS PHỤNG CÔNG                                                                       Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN

RÀ SOÁT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ TRƯỜNG

I. Thời gian, địa điểm:

1. Thời gian: 13h30 ngày 12 tháng 02 năm 2019.

2. Địa điểm: Văn phòng trường TH&THCS Phụng Công.

II. Thành phần:

1. Đồng chí: Đỗ hữu Tất – Hiệu trưởng – Chủ trì.

2. Các đồng chí Phó hiệu trưởng nhà trường.

3. Đồng chí: Phạm Thị Lan Anh – Thư ký.

4. Giáo viên, nhân viên trong hội đồng sư phạm nhà trường

          III. Nội dung

          Căn cứ Kế hoạch số 22/KH-TH ngày 12/9/2015 của trường TH Phụng Công; Kế hoạch số 31/KH-THCS ngày 12/9/2015 của trường THCS Phụng Công về chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2025; Căn cứ  và kế hoạch điều chỉnh, bổ sung chiến lược phát triển của mỗi nhà trường các năm học 2016-2017, 2017-2018.

          Căn cứ vào Quyết định thành lập Trường TH&THCS Phụng Công của UBND huyện Văn Giang.

          Trường TH&THCS Phụng Công tổ chức họp rà soát, đánh giá việc thực hiện chiến lược, từ đó xây dựng và điều chỉnh để thực hiện kịp thời, có hiệu quả các nhiệm vụ các cấp giao phó đối với từng cấp học và nhà trường.

1. Kết quả thực hiện chiến lược giáo dục giai đoạn.

1.1. Về hiệu quả:

1.1.1. Cơ bản sau khi sáp nhập trường, nhà trường đã tạo được nền móng cho sự phát triển lâu dài; chất lượng giáo dục có sự thay đổi tuy nhiên chưa nhiều.

1.1.1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục học sinh

Các trường TH Phụng Công và THCS Phụng Công sau hơn 3 năm thực hiện chiến lược phát triển nhà trường đã nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức và chất lượng văn hoá.

 Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng học sinh.

Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động NGLL, gắn học với thực hành, lý thuyết với thực tiễn; giúp học sinh có được những kỹ năng sống cơ bản.

1.1.2. Xây dựng và phát triển đội ngũ

Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ bản đủ về số lượng; có phẩm chất chính trị; nhiều đồng chí có năng lực chuyên môn khá giỏi, có phong cách sư phạm mẫu mực. Đoàn kết, tâm huyết, hợp tác, biết chia sẻ, một số đồng chí có trách nhiệm, gắn bó với sự phát trển nhà trường.

1.1.3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục

Đã tham mưu xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá. Bảo quản và sử dụng hiệu quả, lâu dài.

Cụ thể: Có 29 phòng học (28 phòng kiên cố, 01 phòng học tạm); đã có phòng học tin học.  Đề xuất đầu tư xây dựng bổ sung thêm hệ thống phòng hiệu bộ, phòng học, phòng chức năng.

Người phụ trách: Các phó hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục; kế toán, nhân viên thiết bị cơ bản có tâm huyết tận tâm với công việc được giao.

1.1.4. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin

Có hệ thống công nghệ thông tin kết nối Internet đáp ứng yêu cầu quản lý và dạy học:

Trường có 10 máy tính dùng cho cán bộ quản lý và văn phòng đã kết nối Internet để phục vụ cho công tác quản lý; 25 máy tính dùng cho học sinh học tập.

Trường đã có Website và GV có tham gia các trang như truonghocketnoi.vn, cơ sở dữ liệu ngành,…,  hoạt động thường xuyên, hỗ trợ đắc lực cho cho công tác quản lý và giảng dạy, học tập.

1.1.5. Huy động mọi nguồn lực xã hội vào hoạt động giáo dục

Xây dựng nhà trường văn hoá, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân viên.

          Huy động được các nguồn lực của xã hội, cá nhân tham gia vào việc phát triển.

          1.1.6. Xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia:

          Đang tiến hành huy động các nguồn lực thực hiện xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia.

          Tuy nhiên, trong giai đoạn này còn gặp nhiều khó khăn do còn thiếu về cơ sở vật chất, chất lượng giáo dục chưa thật sự vững chắc.

1.2. Khó khăn và tồn tại

Đội ngũ: Một bộ phận nhỏ giáo viên chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu đổi mới giảng dạy hoặc quản lý, giáo dục học sinh; nhất là giáo viên trẻ mới ra trường.

          Số lượng: Tỷ lệ chuyên cần một nhiều thời điểm trong năm học chưa cao, nhiều học sinh hay nghỉ học.

Chất lượng học sinh: Còn học sinh có học lực yếu, thái độ học tập, rèn luyện chưa tốt. Đánh giá, xếp loại học sinh còn chưa thực sự chặt chẽ, chưa phát huy được tính tự học, tự sáng tạo của học sinh, đôi khi còn quá nhẹ tay, lỏng lẻo.

Cơ sở vật chất: Còn thiếu một số phòng phục vụ học tập (Phòng tổ bộ môn, …); phòng chức năng,… đã đề nghị xây dựng. Chưa đủ cơ sở vật chất xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia và xây dựng thư viện tiên tiến.

          Nhiều đồ dùng thiết bị đã bị hỏng không sử dụng được và không đáp ứng đủ theo tiêu chuẩn mới của trường chuẩn quốc gia.

1.3. Xác định các vấn đề ưu tiên

Xây dựng nhà trường có nền nếp kỷ cương trong dạy học. Tạo điều kiện để mỗi giáo viên và học sinh có cơ hội phát triển năng lực, tư duy sáng tạo và kỹ năng ứng dụng.

Xây dưng thành công trường chuẩn quốc gia và công tác kiểm định chất lượng giáo dục.

2. Phương hướng điều chỉnh chiến lược phát triển nhà trường cho giai đoạn tiếp theo

2.1. Phổ biến kế hoạch chiến lược

Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường, cơ quan chủ quản, Cha mẹ học sinh, học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường.

2.2. Tổ chức

Hiệu trưởng là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường.

2.3. Lộ trình thực hiện điều chỉnh chiến lược

Giai đoạn 1: HKII năm học 2018-2019: Điều chỉnh kế hoạch chiến lược của nhà trường phù hợp với trường liên cấp. Tham mưu quy hoạch phát triển nhà trường; xây dựng thêm các phòng học, phòng chức năng phục vụ xây dựng trường chuẩn; xây dựng thư viện tiên tiến; cải tạo cảnh quan trường lớp, học trên tất cả các mặt. Phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS.

Giai đoạn 2: Từ năm học 2019-2020 trở đi: Rà soát đề án và kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo.

Tạo chuyển biến nổi bật về cảnh quan trường lớp; xây dựng trường đạt kiểm định chất lượng mức 3, đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 vào năm học 2020-2021.

2.4. Đối với Hiệu trưởng

Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, NV nhà trường.

2.5. Đối với các Phó hiệu trưởng

Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để thực hiện.

2.6. Đối với tổ trưởng chuyên môn

Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.

2.7. Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, nhân viên

Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch./.

 

Nơi nhận:

- ĐU, UBND xã;

- Phòng GD&ĐT;

- CB, GV, NV toàn trường;

- Đăng Website nhà trường;

             - Lưu VT.

                   Thư ký                                                                                                               HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

Phạm Thị Lan Anh                                                                                                    ĐỖ HỮU TẤT


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Video Clip
Văn bản mới
Tài liệu mới